Vai trò của bôi trơn đối với ma sát trong hao mòn máy móc

Khi máy móc hoạt động thì chỗ tiếp xúc giữa các bộ phận, chi tiết máy bị mài mòn. Nguyên nhân bị mòn là do tác dụng ứng xuất tiếp xúc hay áp xuất khi bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết trượt lên nhau. Một trong các biện pháp cơ bản là giảm ma sát,  bôi trơn mặt tiếp xúc giữa các chi tiết máy bằng không khí (khí tĩnh, khí động), chất lỏng (dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn thực phẩm) , chất rắn (bột graphit).

Bôi trơn trong máy và chi tiết máy móc có các chức năng cơ bản như sau:

-Giảm ma sát, tăng hiệu suất máy và chi tiết máy.

-Giảm hao mòn các chi tiết máy, giúp máy xài bền hơn, lâu hơn, bôi trơn định kỳ, giúp bảo trì máy, tiết kiệm chi phí rất nhiều.

-Làm mát các chi tiết máy móc bị làm nóng do lực ma sát, mỡ bôi trơn thực phẩm giúp cho giảm nhiệt, giảm độ hư hại do nhiệt ảnh hưởng đến các bộ phần khác của máy móc.

-Do các chất trong mỡ bôi trơn giúp cho các chi tiết máy móc đỡ bị han rỉ, đây cũng coi như 1 biện pháp bải trì dài lâu.

-Bảo đảm tính khít của bộ phận tiếp xúc, do khi được sản xuất, các chi tiết vẫn có 1 phần không khớp với nhau, thời gian dùng mỡ bôi trơn giúp các chi tiết khít hơn, máy móc hoạt động trơn tru hơn.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng máy móc:

Máy móc không thể hoạt động tốt mà không có bôi trơn. Cần hoàn thiện biện pháp bôi trơn, được coi như phương pháp “bổ rẻ” mà nhanh chóng để tăng hiệu xuất máy cũng như tăng tuổi thọ.

Thêm vào đó mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn thực phẩm cần thỏa mãn một số yếu tố cơ bản như chịu nhiệt, độ trượt lớn, lấp đầy các lõm nhấp nhô bề mặt, tạo ma sát nhỏ nhất, không gây cháy nổ, không ảnh hưởng đến vật liệu, đảm bảo bôi trơn tốt mà dùng đúng lượng cũng như không tạo cặn, sinh bọt, tạo nhũ…

Để có thêm thông tin cũng như tư vấn hoàn toàn miễn phí về dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn thực phẩm, hãy liên hệ với địa chỉ uy tín của Sonmakem chúng tôi.

Thông tin thêm:

Dầu tách khuôn

Mỡ bò chịu nước

Sơn giàu kẽm
Tags:,